Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa, trong một
gia đình nọ, có hai người con gái cùng cha khác mẹ. Tấm là con của bà vợ cả, Cám
là con của bà vợ lẽ. Người cha mất rồi, mẹ Tấm cũng mất, nên Tấm phải ở cùng với
dì ghẻ là mẹ của Cám.
- Tấmmmm!!!!!!!!! Tao đã cấm mày xào nấm với dấm
rồi cơ maaaaaaaaà. Đầu mày có bị ấm không? Cẩn thận tao cho vài đấm.
-
Tấmmmm!!!!!!!!! Mày hâm à, mày câm à. Sao mày đâm thủng cái mâm???
Hàng
ngày, những lời đay nghiến, chửi bới Tấm xảy ra như cơm bữa, cho dù gì ghẻ đã
đôi lần bị phê bình trước tổ dân phố vì vi phạm nếp sống văn minh gia đình văn
hoá. Tấm làm gì cũng bị bà mắng, trong khi Cám cũng đâm thủng mâm lúc chơi đùa
với Tấm thì lại được mẹ khen là văn võ song toàn.
Một ngày nọ, dì ghẻ
bỗng thèm ăn tép xào khế. Bà liền gọi hai cô đến và rằng :" Hai con! Hai con hãy
ra ngoài ao tắm rửa giặt giũ cho sạch, cho thơm. Nhân tiện lúc đi ngang qua đồng
bắt cho mẹ ít tép. Đứa nào bắt được nhiều tép về đây thì ta thưởng cho yếm đỏ,
tôm thì càng tốt".
Hai cô vâng lời mẹ và chạy đi. Tấm chăm lam, chăm
làm. Cô nhảy ào xuống đồng. Một tay cô mò từng con tép, bắt từng con tôm bỏ vào
giỏ. Còn tay kia bứt từng con đỉa đang bám chặt vào đùi, nhìn trước ngó sau rồi
vứt mạnh về phía Cám đang say giấc trên bờ.
Chẳng mấy chốc, giỏ tép đã
đầy kín. Tấm cất tiếng gọi Cám đi về. Tỉnh dậy, Cám bỗng thấy hoảng sợ vô cùng
khi nhìn thấy giỏ của mình trống rỗng. Như thế này thì mẹ sẽ đánh mất. Vừa mới
hôm qua thôi, Cám còn chứng kiến cảnh mẹ mình đấm lia lịa vào mõm con chó bécgiê
vì nó trót xơi trộm của bà củ khoai lang. Con chó dữ tợn là thế mà phải bỏ chạy,
để lại bốn chiếc răng cửa ở bãi chiến trường. Nhớ đến cảnh đó, Cám bất giác đưa
tay che lấy miệng mình...
Về đến nhà, dì ghẻ đon đả ra đón Cám và thưởng
cho Cám cái yếm đỏ. Còn Tấm, cô khóc tấm tức rồi lủi thủi ra chiếc giếng sau
nhà. Cô thấy cuộc đời sau lắm trái ngang. Cô đã bỏ ra bao nhiêu công sức để bắt
đầy giỏ tôm tép mang về cho mẹ ghẻ, vậy mà lúc lên bờ, cô đã cả tin khi nghe Cám
nói :"Chị Tấm ơi chị Tấm. Đầu chị lấm chị ngụp cho sâu kẻo về mẹ mắng". Rồi lừa
lúc Tấm quay đi, Cám đã tráo bỏ giỏ rỗng của mình lấy giỏ đầy của Tấm rồi phi
trâu một mạch về lĩnh yếm mới, bỏ lại đằng sau vài viên gạch do Tấm ném với
theo.
" Thôi thì của đi thay người", Tấm tặc lưỡi. Sau đó cô nhẹ nhàng
thả con cá Bống trong giỏ xuống giếng. Con cá Bống này là của một người đàn ông
lạ mặt tặng cho. Lúc ở ngoài đồng tép, đang nằm đập thùm thụp hai tay xuống đất
vì uất ức, bất chợt ngẩng lên, Tấm bỗng thấy ông ta từ đâu xuất hiện. Ông tự
giới thiệu mình là Bụt. Tấm nhớ rõ lắm vì cái tên này lần đầu tiên cô thấy có
trên đời. Lúc đầu cô đã nghĩ thầm "Tên gì mà xâu tệ, sao không giới thiệu tên
khác đi cho đẹp???". Tuy nhiên, cô đã trở nên có cảm tình khi nghe ông nhẹ nhàng
hỏi :" Vì sao con khóc?". Sau khi nghe Tấm kể lại mọi chuyện, ông Bụt mới cho
Tấm con cá Bống này và dặn, mỗi khi cho Bống ăn cơm, hãy nhớ gọi:" Bống ơi Bống!
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta. Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người." Dặn xong,
ông bỏ chạy vì bị con chó bécgiê mà Tấm mang theo nhe bộ hàm thiếu bốn chiếc
răng cửa ra dọa.
Kể từ ngày đó, mỗi lần sau bữa ăn, Tấm đều lén trút một
bát cơm nóng hổi vào trong yếm và nhảy tưng tưng ra ngoài giếng để cho Bống.
Những lúc như vậy, Tấm phải vừa nhảy vừa huưt gió để dì ghẻ và Cám khỏi nghi ngờ
về hành động của mình. Tuy nhiên, hành động đó của Tấm đã không qua được con mắt
tinh đời của dì ghẻ...
"Không điên! Không dở hơi! Không thần kinh!
Vậy mà vừa ăn no xong lại nhảy chồm chồm như phải bỏng" - Dì ghẻ nghĩ thầm. "Rõ
ràng là khuất tất rồi đây."
Rồi mụ sai Cám rình Tấm mọi lúc, mọi
nơi; ghi lại mọi diễn biến, việc làm thường ngày của Tấm. Cám ghi được tất,
không bỏ sót bất kỳ một hành động nào, kể cả những câu chửi thầm Tấm dành cho
hai mẹ con Cám mỗi khi nàng tủi phận. Và rồi Cám phát hiện ra chiếc giếng, nơi
Tấm thường nhảy tưng tưng đến mỗi khi ăn cơm xong. Ngay sau đó, Cám về thưa với
mẹ. Dì ghẻ uất lắm. Bà nghĩ Tấm mang cơm cho giai...
Ngay sáng hôm sau,
lúc con gà còn chưa kịp cất tiếng gáy vì chiều hôm trước bị Cám đá vào cổ họng
trong lúc tập võ, dì ghẻ đã gọi Tấm dậy:"Con ơi con ơi. Đi chăn trâu phải chăn
đồng xa. Chớ chăn đồng gần, làng bắt mất trâu". Tấm ức lắm. Nàng vừa làu bàu,
vừa mắt nhắm mắt mở nhảy lên lưng trâu. Làm sao mà không tức cho được, khi mới
hai rưỡi sáng đã bị đánh thức, trong khi lịch ngủ thường ngày của nàng chỉ được
bắt đầu vào lúc hai giờ mười lăm.
Tấm vừa đi khuất, dì ghẻ và Cám vội
chạy lại gần chiếc giếng. Từ đằng xa, hai mẹ con thi nhau nhặt gạch ném rào rào
về phía đó. Chẳng biết họ đã ném bao nhiêu viên, chỉ biết rằng chiều hôm đó cả
làng phải nghe chửi vì nhà hàng xóm bên cạnh tưởng mất trộm nguyên liệu xây
dựng.
Tôi đến, như thường ngày, Tấm lại mang cơm ra cho Bống ăn...
"Bống ơi Bống! Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta. Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà
người." Người ta nghe Tấm gọi mãi, gọi mãi. Và rồi tiếng Tấm rú vang khi chỉ
thấy một cục máu nổi lên mặt nước. Tấm oà khóc. Kẻ nào đã hãm hại Bống? Kẻ nào
đã đang tâm làm việc này? Và thế là tối hôm đó, lân thứ hai trong ngày, cả làng
lại một lần nữa phải nghe chửi.
Bụt lại hiện lên và hỏi: "Vì sao con
chửi?". Sau khi nghe Tấm kể lại sự tình, Bụt mới bảo Tấm tìm xương Bống về cho
vào bốn cái lọ và chôn vào bốn góc giường nơi Tấm nằm. Nghe lời Bụt, Tấm quay về
nhà tìm xương Bống. Tìm mãi mà không thấy, Tấm lại khóc. Khóc mãi thì có một
tiếng nói the thé vang lên "Cục ta cục tác, cho ta nắm thóc ta bới xương cho".
Ngẩng đầu lên, Tấm nhận ra con gà trống ngày nào, nay chất giọng đã hoàn toàn
thay đổi vì di chứng của lần bị Cám đá vào cổ. Tấm ném thóc cho gà. Gà bới một
lúc thì tìm thấy xương. Tấm nhặt lấy bỏ vào lọ và đem chôn dưới bốn chân giường
nơi mình nằm...
Ít lâu sau, nhà vua mở hội. Mọi người dân trong kinh
thành đều được mời tới dự bữa tiệc do vua chiêu đãi. Mẹ con Cám nghe tin dậy từ
sáng sớm, chuẩn bị những bộ váy đẹp nhất, những đôi hài đẹp nhất, và đặc biệt là
bỏ qua thói quen ăn sáng hàng ngày. Tấm cũng muốn đi lắm. Gì thì gì, ăn uống
free, không đi cũng phí. Nhưng dì ghẻ lại không đồng ư. Bà nghĩ ra kế. Ban đầu,
bà lấy một lon sữa ông Thọ tính phục vụ kế hoạch. Nhưng thấy không ăn thua, bà
kiếm một hộp sữa Cô gái Hà Lan loại 3kg, xúc đầy thóc, đầy gạo, sau đó đem đổ
tất vào thùng và bảo Cám quay cho chúng trộn lẫn. Sau đó bà bắt Tấm nhặt thóc
gạo riêng ra, xong thì mới cho đi hội. Tấm uất lắm. Cô muốn bóp cổ Cám cho hả
giận. Nhưng khi thấy Cám đang nằm thở phì phò vì chóng mặt, lòng nhân từ đã
khiến Tấm gạt phắt tư tưởng tội lỗi...
Mẹ con Cám đi rồi, Tấm bắt tay
ngay vào công việc. Nhưng nhặt mãi, nhặt mãi mà vẫn không hết, Tấm lại khóc. Bụt
hiện lên và hỏi: "Làm sao con khóc?", và rồi khi biết rõ câu chuyện, Bụt mới
cười mà rằng :"Xời, tưởng gì, chuyện nhỏ. Ta sẽ cho chim của ta đến giúp con".
Ngay lập tức, chim của Bụt bay đến, sà vào thùng thóc. Tấm thích chí
lắm. Có trong mơ cô cũng chẳng hình dung ra nổi, Bụt cho chim nhặt thóc giúp
mình. Tiện thể, Tấm bê cả thùng hạt dẻ, nhờ chim bóc vỏ hộ...
Trong chốc
lát, mọi việc đã xong xuôi. Tấm hớn hở vì sắp được đi trảy hội. Nhưng khi nhìn
mình trong gương, Tấm lại khóc. Bộ váy yếm duy nhất dì ghẻ cho cô mặc từ ngày
này qua ngày khác, từ mùa đông sang mùa hè, giờ chẳng khác gì bikini 2 mảnh. Và
đôi guốc cao gót, giờ trông y hệt đôi guốc mộc. Tấm khóc to lắm. Một phần vì cô
tủi, và phần nhiều cốt để cho Bụt nghe thấy.
Và Bụt đã nghe thấy
thật. Làm Bụt như làm dâu trăm họ, thấy có tiếng khóc ở đâu là phải xuất hiện
nơi đó, trừ nhà hộ sinh. Bụt đến chỗ Tấm, và cố gắng cất giọng ngọt ngào: "Lại
chuyện gì nữa đây???". Sau khi nghe Tấm kể lể sự tình, Bụt mới bảo Tấm:"Con đào
những cái lọ đã chôn ngày trước lên, thì muốn quần áo đẹp thế nào cũng có, toàn
Versace không hà". Nói xong, Bụt biến mất luôn. Kể từ đó, không ai còn thấy Bụt
nữa xuất hiện lần nào nữa trên giang hồ và nghe đâu, ông đã nằng nặc xin chuyển
công tác...
Nghe lời Bụt, Tấm đào tung cả ngôi nhà vì chẳng nhớ lần
trước đã chôn lọ ở đâu. Cuối cùng, cô cũng đã tìm thấy chúng. Nào thì áo, nào
thì quần, nào thì giày, và còn cả một con ngựa. Tấm đóng bộ gọn gàng, nhảy lên
lưng ngựa và phi thẳng đến nơi trảy hội. Lúc đi ngang qua cầu, táy máy thế nào,
Tấm rơi một chiếc giày xuống hồ. Loay hoay mãi mà không vớt lên được, Tấm tính
khóc. Nhưng rồi sợ rằng sẽ đến muộn giờ trẩy hội nên Tấm mặc kệ, nhảy lên lưng
ngựa và tiếp tục thúc ngựa phi nước đại
Đến nơi, đúng lúc nhà vua
đang mở cuộc thi kén vợ. Ai ướm vừa chiếc giày mà vua mang ra, người đó sẽ là vợ
của vua. Điều lệ cực kỳ đơn giản, dễ chơi, dễ trúng thưởng nên ai cũng muốn thử
vận may, trong đó có cả mẹ con nhà Cám. Vậy mà lạ thay, chẳng ai ướm vừa. Người
ít nhất cũng rộng ngót một size. Tấm len lỏi chen vào. Cô nhận ngay ra giày của
mình. Làm sao mà không nhận ra chiếc giày quá khổ. Tấm ngạc nhiên lắm. Thì ra
ban nãy nhà vua đi ngang qua cây cầu, ngài đã vớt được chiếc giày của Tấm. Tấm
bèn xin ướm thử và vừa khít. Nàng trở thành vợ của nhà vua từ
đó.
Thấm thoắt đã đến ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua cho nàng trở về
nhà. Vừa đến nơi, Tấm đã bị dì ghẻ bắt trèo cau hái quả. Nàng bực mình lắm. Dù
gì thì cũng đường đường là chánh cung hoàng hậu, vậy mà phải trèo cây cau. Nhưng
rồi nghĩ đến nghĩa vụ làm con, nàng làu bàu vài câu rồi nghe theo lời của mẹ
ghẻ, trèo lên cây và không quên cắp nách đôi giày đã đi vào lịch
sử.
Lại nói về mẹ con Cám, khi thấy Tấm đã ở chót vót trên ngọn cây,
cả hai liền cầm rìu chạy ra mà mắm môi mắm lợi chặt gốc. Cây đổ ụp xuống ao
khiến Tấm rơi xuống nước. Cho chắc ăn, mẹ con Cám gí điện xuống nước cho Tấm
chết hẳn. Báo hại mấy trai làng đang tắm cách đó không xa cũng bị một phen điện
giật. Thấy Tấm đã chết hẳn, Cám mới lấy quần áo của Tấm và mặc vào người rồi đi
thẳng vào cung.
Tấm chết đi hoá thành chim vàng anh. Nàng muốn bay vào
cung lắm. Nàng muốn được nhìn thấy nhà vua hàng ngày. Nhưng nàng không dám.
Không chỉ riêng nàng, tất cả loài chim trong vùng chỉ nghe đến tên nhà vua là
đều bay mất dép. Chả là nhà vua đang tập bắn chim. Con vật xấu số nhất bị vua
bắn chết mới chỉ cách đây mấy ngày bằng cả một băng AK. Nàng chỉ dám đến bên vua
mỗi khi đêm về và hót cho vua nghe những điệu nhạc mà chính nàng cũng không thể
hót lại được lần thứ hai. Thấy con chim lạ cứ quấn quít bên mình, một hôm vua
hỏi: "Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh chui vào ống quần". Nghe vậy, vàng anh
bay vào ngay, và suưt chết ngạt trong đó...
Từ ngày có vàng anh, nhà vua
quên cả Cám mỗi khi đêm về khiến Cám tức lắm. Nó bèn sai quân lính bắt chim, vặt
sạch lông vứt ra vườn. Từ đám lông ấy mọc ra hai cây soan đào. Vua thấy đẹp, bỏ
chơi chim chuyển sang chơi cây. Cám tức mình lại sai chặt sạch cây trong vườn và
lấy gỗ đóng thành khung cửi. Niềm vui chẳng trọn vẹn. Hôm sau suưt nữa thì Cám
bị truy tố vì tội lâm tặc.
Khung cửi hàng ngày phát ra tiếng kêu:
"Kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt cho". Điên tiết, Cám đốt
thành tro và đem rải ra đường. Từ đám tro ấy lại mọc lên cây thị, và chỉ có duy
nhất một quả...
Lại nói về nhà vua. Từ ngày Cám về cung, nhà vua cảm
thấy có điều gì lạ lạ. Vua sinh buồn phiền, ngày ngày dạo chơi khắp nơi cho
khuây khoả. Một hôm, khát nước, vua đi qua quán của bà già nọ. Vua kêu hai cốc
trà đá. Bà cụ mời vua miếng trầu. Thấy miếng trầu ngon sao giống của hoàng hậu
têm ngày trước, nhà vua mới gặng hỏi, đồng thời xin bà miếng
nữa...
Thì ra một lần bà lão đi ngang qua cây thị, thấy có quả thị
ngon, bà mới nói :"Thị ơi thị rụng bị bà, bà để bà ăn chứ bà không ngửi". Gọi
mãi, gọi mãi mà thị không rơi, bà mới dùng dép ném. Thấy quả thị đẹp, bà lão
mang về nhà để ngắm hàng ngày. Nhưng kỳ lạ làm sao, từ ngày có thị, mỗi lần bà
lão đi ra khỏi nhà, khi quay về, nhà cửa lại gọn gàng sạch sẽ, cơm nước đầy đủ.
Bà ngạc nhiên lắm. Bà kể cho mọi người nghe, và sau đó phải giấu biệt thị vì ai
cũng muốn mượn. Rồi một ngày bà giả vờ đi ra khỏi nhà rồi sau đó quay lại, bà
thấy trong quả thị có một người con gái nết na, xinh đẹp bước ra. Bà mừng lắm,
chạy vội lại xé tan vỏ thị. Từ đó Tấm ở lại với bà lão.
Khi vua
hỏi, bà mới gọi Tấm ra. Hai vợ chồng nhận ra nhau, mừng mừng tủi tủi. Sau đó vua
đưa Tấm về cung lại làm hoàng hậu.
Thế là hết
rồi.............